NHÀ ĐẤT HOT

Cách chống nóng quanh nhà

Chống nóng cho công trình nhà ở thì ngoài việc chống nóng cho mái ta còn phải chống nóng cho các vách xung quanh. Tuy nhiên hầu hết các công trình nhà ở của chúng ta chỉ xây dày nhất cũng khoảng 20cm nên không đủ khả năng chống nóng mà chỉ là bao che bên trong mà thôi.

Cũng giống như các loại vật liệu chống nóng cho phần mái, vật liệu sử dụng trong chống nóng vách tường rất đa dạng phù hợp với tiêu chí của người lựa chọn như tấm cách nhiệt Cát Tường, bông thủy tinh cách nhiệt, gạch Tuynel, sơn cách nhiệt….Do vậy cần hiểu rõ tính chất và đặc trưng của từng loại vật liệu để có sự lựa chọn phù hợp nhất, mang lại tính hiệu quả cao nhất cho ngôi nhà.

1. Bông thủy tinh

GLASWOOL hay còn gọi là bông thủy tinh cách nhiệt được làm từ sợi thủy tinh tổng hợp chế xuất từ đá, xỉ, đất sét…Thành phần chủ yếu của Bông thủy tinh chứ Aluminum, Siliccat can xi, Oxit kim loại…không chứa Amiang. Chúng có tính năng cách nhiệt, cách âm, cách điện cao, không cháy, mềm mại và có tính đàn hồi tốt.

Tiện ích cơ bản của Bông thuỷ tinh kết hợp với tấm nhôm, nhựa chịu nhiệt cao tạo ra một sản phẩm cách nhiệt cách âm vượt trội ở cả thể dạng cuộn hoặc thể dạng tấm. Không chỉ được dùng cách nhiệt chống nóng cho nhà mà tấm bông thủy tinh cách nhiệt còn sử dụng cho cả xưởng các KCN, Khu Chế xuất, các công trình kho cảng với mục đích cách nhiệt, cách âm, bảo ôn chống nóng.

Bông khoáng Rockwool là sản phẩm được tạo thành từ đá và quặng nung chảy có tính năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy rất cao, chịu đươc nhiệt độ lên tới 850oC, thường được sử dụng để lót cách nhiệt, cách âm giữa các bức tường. Tuy nhiên hạn chế của sản phẩm này là độ bền không cao, sau thời gian dài sử dụng dễ bị lão hóa và mủn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người sử dụng.

Cả hai loại trên đều có tác dụng hấp thụ nhiệt bức xạ và ngăn cản việc truyền nhiệt, khúc xạ nhiệt xuống khu vực cách nhiệt, ngoài ra chúng còn có khả năng cách âm, giảm thiểu độ ồn khi trời mưa…

2. Sơn chống nóng ngoại thất

InsuMax là sơn cách nhiệt có khả năng chống nóng cực kì hiệu quả cho tường nhà. Sự kết hợp giữa Nhựa nhũ tương có khả năng bám dính cực tốt và Hạt cầu rỗng thủy tinh vô cơ có hệ số dẫn nhiệt cực thấp giúp InsuMax có khả năng cách nhiệt hiệu quả.

Bên cạnh đó, loại sơn cách nhiệt MyKolor Koolkot Finish cũng khá phổ biến trên thị trường. Microsphere là những phân tử tương tự như những quả bóng bằng sứ rất nhỏ, hoàn toàn rỗng.Chúng đẩy tất cả không khí ra ngoài và tạo một môi trường chân không, giúp phản xạ và bức xạ sức nóng. Sơn cách nhiệt Mykolor Koolkot Finish là sự kết hợp giữa công nghệ sơn trang trí với kết cấu hàng loạt các phân tử microsphere đan xen nhằm tạo thêm tính năng mới là cách nhiệt. Các phân tử microsphere ngăn cản sức nóng bằng cách bức xạ nhiệt khi sức nóng vừa chạm vào bề mặt tường, làm giảm nhiệt độ, giúp không gian bên trong mát mẻ hơn. Đây cũng là giải pháp tiết kiệm năng lượng tuyệt vời.

3. Nhựa UPVC

Nhựa UPVC hiện nay cũng là vật liệu được sử dụng nhiều nhằm giảm thiểu bức xạ nhiệt bên ngoài. Với ưu điểm nổi trội về cách âm, cách nhiệt vật liệu này được sử dụng thay thế cửa sổ, cửa đi, vách ngăn bằng gỗ, nhôm tại các khu vực trực tiếp hứng chịu ánh sáng trong ngôi nhà. Giá vật liệu này hiện đang giao động từ 1.200.000 – 2.000.000 /m2

4. Gạch Tuynel

Nhiều gia đình băn khoăn với việc giảm sức nóng của ánh nắng mặt trời chiếu vào vách tường, đặc biệt là tường hướng Tây. Cách xây thêm một mảng tường dày để cách nhiệt trở nên không hiệu quả thậm chí đó còn là nguyên nhân làm căn nhà trở nên nóng hơn bởi một nguyên tắc đơn giản “Cấu kiện nào càng đặc chắc thì dẫn nhiệt càng nhiều”. Giải pháp khắc phục cho vấn đề này chính là sử dụng sản phẩm gạch Tuynel 3 lỗ chống nóng (kích thước 200x105x200, có cấu tạo độ rỗng 58%, cường độ chịu nén: ≥ 75 kg/cm2, độ hút nước: 8 ÷ 14%, trọng lượng: 3,40 kg/viên), lưu ý khi tăng thêm độ dày cho tường nhà nên để một khe hở giữa bức tường cũ và mới khoảng 5 – 10cm để có hiệu quả cách nhiệt cao hơn.

Mai Hà (Dothi)

Tin cùng chuyên mục