NHÀ ĐẤT HOT

Đã đến lúc mua nhà?

Hiện nay, có rất nhiều thông tin trái chiều về việc bất động sản (BĐS) đã xuống đáy hay chưa, người dân đã nên mua nhà lúc này chưa? Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch HĐQT Cty CP đầu tư Sông Hồng (Tổng cty Sông Hồng)- Nguyễn Thế Điệp cho rằng, thời gian này chính là cơ hội tốt để mua nhà bởi, “khi bộ phận này yếu đi, bộ phận khác sẽ dâng lên. Đó là quy luật”.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Chủ tịch HĐQT Cty CP đầu tư Sông Hồng (Tổng cty Sông Hồng)
 
Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa thông tin tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dư nợ trong BĐS là 1 triệu tỷ đồng, chiếm 5% tổng dư nợ. Theo ông, chúng ta cần giải quyết dư nợ “khổng lồ” này thế nào?

Bản chất của thị trường BĐS Việt Nam là rất non trẻ nhưng lại rất quan trọng với nền kinh tế. Nếu BĐS chết sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nên việc tháo gỡ khó khăn cho BĐS là quan tâm số 1. Muốn quan tâm phải có giải pháp đồng bộ chứ không thể nói khơi khơi là anh bán rẻ rồi. Đấy chỉ là giải pháp nhỏ, lẻ cho tất cả các phân khúc thôi. Cần phải thay đổi chính sách, đường lối, chủ trương mới tháo gỡ được khó khăn thanh khoản.

Vĩ lẽ đó, cần giải quyết, tháo gỡ mang tính vĩ mô. Thời gian qua, Chính phủ có những giải pháp quyết liệt nhưng chưa đủ làm tăng thanh khoản BĐS. Muốn làm tăng thanh khoản BĐS thì phải gắn với ngân hàng (NH), vì NH là công cụ của nền kinh tế. Nếu vẫn để nợ xấu trong NH thì không thể tháo gỡ được. Khi Nhà nước bơm tiền vào nó cũng không ngấm được ra ngoài, bởi nó chỉ quanh quẩn thanh toán nợ xấu của nó thôi thì đã hết.

 - 1

Đây là thời gian mua nhà lý tưởng?

Vừa rồi, Nhà nước có bơm ra nền kinh tế bao nhiêu nghìn tỷ ấy cũng không nghĩa lý gì. Nếu có thanh khoản, khi xã hội có 10 đồng, nó quay 5 vòng thì có 50 đồng; nhưng nếu mất thanh khoản, xã hội có 10 đồng, nó quay 0,2 lần thì không bằng giá trị 1/5 dòng tiền đưa ra thị trường để ngấm vào nền kinh tế.

Ngoài nỗ lực của Nhà nước, các DN có thể tự cứu mình vượt qua khủng hoảng này không?

Bước sang một giai đoạn mới của BĐS, các DN phải tự nhìn nhận lại mình, đổi mới tư duy, phải chấp nhận cho những DN không chuyên nghiệp ra đi. Các DN hãy coi đây như sự vấp ngã. Vấp ngã ở tuổi còn non trẻ nên làm lại không có gì ghê ghớm mà sẽ mang lại bản lĩnh chuyên nghiệp hơn. Các DN sẽ có cơ hội thay đổi tư duy về cung – cầu. Ngày trước, các DN cứ xây ra là bán được. Bây giờ giai đoạn ấy hết rồi. Nay nhu cầu xã hội cần gì thì mới bán được. Cung - cầu bước sang giai đoạn mới. Đó mới là bản lĩnh BĐS trong tương lai.

Ông có nhận định gì về thị trường BĐS trong những tháng cuối năm và năm 2013?

Nếu không giải quyết được nút thắt, mạch máu của nền kinh tế thì cố mấy cũng vô ích và mãi mãi xấu đi. Hiện nay, một số DN còn đứng được nhưng một vài tháng nữa, tiền không ngấm vào nền kinh tế, các công trình dở dang không triển khai được thì đổ bao nhiêu tiền vào nền kinh tế này cũng vô ích nên càng bơm sẽ càng chết, càng ảm đạm. Hiện nay ta đang đứng trước tình trạng rẻ cũng không bán được rồi vì thị trường đã mất niềm tin.

Ông nghĩ sao khi các ý kiến cho rằng chưa nên mua nhà lúc này vì BĐS chưa xuống tận đáy?

Nếu chính sách đất đai cứ thế này thì nó đang xuống quá đáy.Hiện, các nhà thầu đang bán dưới giá thành vì có áp lực phải trả nợ. Hoặc là giảm giá thành vì đã giảm chất lượng. Thế nên, việc xuống giá không phải là tốt. Khi thị trường mất niềm tin thì sẽ bị thê thảm, bị sốc nên sẽ không có đáy tiếp theo. Nếu xuống thì nó chỉ là giải pháp của vài DN thôi.

Nhưng một số chuyên gia lại cho rằng BĐS còn xuống vì nó chưa phải đáy bền vững?

Bền vững hay không phải nhìn nhận mang tính logic vấn đề. Bền vững phải là cả một nền kinh tế vĩ mô mang tính ổn định lâu dài. Muốn BĐS phát triển cần có khuyến khích mang tính đầu tư. Ví dụ: về tiền tệ, NH là mạch máu của nền kinh tế và là một DN đặc biệt - đó là công cụ nền kinh tế. Nếu công cụ này yếu thì ảnh hưởng đến nền kinh tế ngay. Thế nên, cần tập trung vào 2 vấn đề chính sách và tiền tệ.Cứu NH là cứu DN. Nợ xấu của NH là nợ xấu của DN.

Đây là thời gian cho người có nhu cầu thực mua nhà. Khi bộ phận này yếu đi, bộ phận khác sẽ dâng lên.Đó là quy luật. Nhu cầu thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên chứ không phẳng lặng thế này bởi tại Hà Nội và TP HCM, mỗi năm cần vài chục nghìn căn hộ. Với tốc độ phát triển như vậy nên hiện nay tồn kho vài ba chục nghìn căn hộ là rất nhỏ. Chỉ cần một chính sách hợp lý, lập tức tồn kho hết sạch. Mỗi năm, lượng kiều hối đổ vào Việt Nam khoảng 15 tỷ USD đầu tư dài hạn. Đó là nguồn lực cực kỳ lớn mà ta chưa nhìn nhận hết. Đó mới là đầu tư lâu dài, cơ bản, còn NH và các quỹ đầu tư chỉ đầu tư ngắn hạn thôi. Tức là khi nhìn thấy lợi nhuận người ta mới cho vay. Các nhà đầu tư BĐS có lượng kiều hối nhất định đang thèm khát thị trường Việt Nam. Ta chỉ khơi dậy đúng dòng chảy vào thôi cũng thắng lớn rồi. Thế nên, cần có chính sách mang tính định hướng.

Thị trường BĐS không có gì là bi đát, chỉ đang hụt hẫng, đang bị mất niềm tin của NĐT thứ cấp. Nhưng khi ta khơi đúng và xây dựng chính sách chuẩn thì thị trường lại phát triển bình thường.Ví dụ: dòng tiền chảy vào bản chất là chứng khoán (CK) sơ cấp. Khi nhiều người chơi CK thì đất nước ấy mới phát triển, còn ko biết đánh CK thì không lên được. Thực ra nó là hình thức người giàu góp vốn cho người tài làm ăn thì sẽ hơn là vay NH. Nên chúng ta phải khơi đúng nguồn đó và đưa ra chính sách phù hợp, khuyến khích được người đầu tư hơn nữa, tập hợp tất cả các nguồn lực, có kiểm tra kiểm soát và có luật để người đầu tư không mất tiền thì sẽ tốt đẹp thôi. 

Tin cùng chuyên mục